
CÔNG TY LUẬT TRUNG NAM THÁI
GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG TÔI
XÂY DỰNG BỞI UY TÍN VÀ SỰ CHUYÊN NGHIỆP
Tổng Đài Tư Vấn Miễn Phí
0917877588GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG TÔI XÂY DỰNG BỞI UY TÍN VÀ SỰ CHUYÊN NGHIỆP
BÀI VIẾT & HỎI ĐÁP
Đi đòi nợ lại phạm tội cướp tài sản
Tất cả các trường hợp đòi nợ nêu trong bài viết này sẽ dễ bị phạm vào một trong số các tội như: “Tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…”
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người trong số chúng ta đều phải lao động kiếm tiền và thực hiện các giao dịch dân sự như mua bán hàng hóa, các giao dịch vay mượn tiền và các hợp đồng kinh doanh thương mại… Nếu một trong số các bên tham gia các giao dịch được nói ở trên mà nợ tiền hoặc tài sản bên còn lại thì phát sinh quan hệ tranh chấp tài sản hoặc đòi nợ.
Khi phát sinh quan hệ tranh chấp tài sản hoặc đòi nợ thì bạn cần phải làm gì? Theo quy định của pháp luật, khi phát sinh quan hệ tranh chấp tài sản hoặc đòi nợ mà không thể thương lượng được thì người dân cần phải làm đơn khởi kiện ra toàn án nhân dân để giải quyết, sau khi có phán quyết của toàn án thì các bên phải thực hiện theo sự phán quyết của toàn án.
Tuy nhiên, trong cuộc sống đời thường hiện nay, có rất nhiều trường hợp người dân đi đòi nợ bằng cách tìm người nợ tiền, tài sản để yêu cầu họ trả nợ. Sau khi hai bên gặp nhau do lời qua tiếng lại bên nợ tiền, tài sản không có tiền trả hoặc có tiền mà không trả và còn có những lời lẽ thách thức khiến cho bên đòi nợ bực tức và có những hành vi dùng vũ lực (đánh người) hoặc đe dọa dùng vũ lực để bên nợ tiền phải trả tiền, hoặc tự ý lấy tài sản của họ mang về… Có những trường hợp người dân thuê người đòi nợ, những người đi đòi nợ thuê có những hành vi ép buộc bên nợ tiền phải trả tiền hoặc gán tài sản trái với ý muốn của họ… Tất cả các hành vi đi đòi nợ nêu ở trên sẽ dễ phạm vào một trong số các tội như: “Tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…”
-
Điều 168. Tội cướp tài sản: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm…
-
Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản: Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm...
-
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản: Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm...
Như vậy, nếu bạn có người nợ tiền, tài sản thì cần phải làm gì để đòi được tiền, tài sản mà không phạm vào các tội nêu ở trên? Quý bạn đọc vui lòng đọc tiếp nội dung bài viết “Tư vấn đòi nợ hiệu quả và đúng pháp luật”.
Tác giả: Luật sư Bùi Minh Đại - 0988101029
-------------------------------------------------------
Bản quyền nội dung bài viết thuộc Công Ty Luật TNHH Trung Nam Thái. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép khi chưa có sự đồng ý từ chúng tôi.
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
- Tội giao cấu với trẻ em (tội quan hệ tình dục với trẻ em)
- Tội dâm ô trẻ em
- Tội cướp tài sản
- Tội cố ý gây thương tích
- Đi đòi nợ lại phạm tội cướp tài sản
- Luật sư Bùi Văn Kim nêu quan điểm bảo chữa trong vụ án làm thất thoát 1.700 tỷ đồng của Bảo hiểm xã hội
- Tội trốn thuế
- Tội Vận chuyển trái phép chất ma túy
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TIÊU BIỂU
- Luật sư tư vấn giảm án tù giam trước thời hạn
- Luật sư bảo vệ người bị hại trong vụ án hình sự
- Tư vấn pháp luật hình sự
- Luật sư bào chữa cho bị can tại cơ quan công an
- Tranh Chấp Tài Sản
- Tư vấn đòi nợ
- Tư vấn hợp đồng
- Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất
- Luật sư bào chữa cho bị cáo tại tòa án
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
CÙNG CHUYÊN ĐỀ
CÙNG CHUYÊN ĐỀ
CÙNG CHUYÊN ĐỀ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng Đài Tư Vấn Miễn Phí0917877588
ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ

Lại Văn Doãn
Chủ Tịch
Nguyễn Văn Hẩn
Giám Đốc
Ngô Phương Mai
Luật sư
Trần Trọng Liên
Luật sư
Bùi Đức Toán
Cố vấn pháp lý
Hà Thế Long
Luật sư
Hà Trung Kiên
Cố vấn pháp lýNguyễn Văn Trượng
Luật sư
Nguyễn Thượng Hải
Luật sư